Không phải ngẫu nhiên mà pagespeed lại trở thành một yếu tố ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của website. Một trang web chất lượng, được tối ưu tốt và tốc độ tải trang nhanh chóng chắc chắn sẽ được Google ưu tiên. Do đó, các web developer cũng như chủ website cần hiểu rõ những vấn đề quan trọng xoay quanh tốc độ tải trang để vạch ra chiến lược phát triển và thiết kế trang web hiệu quả. test tốc độ trang Web
Tốc độ tải trang là gì? test tốc độ trang Web
Thuật ngữ tốc độ tải trang – pagespeed nói đến độ dài thời gian tải nội dung của trang web từ server máy chủ cho đến lúc nội dung đó được hiển thị trên trình duyệt web. Thời gian tải trang là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu truy cập trang cho đến lúc toàn bộ nội dung đầy đủ bao gồm cả chữ và hình ảnh trang web được hiển thị trên trình duyệt web.
0,1 giây. Đó là thời gian Thuỳ Chẩm (Occipital lobe – phần não xử lý thông tin liên quan đến thị giác) lưu trữ thông tin thị giác dưới dạng trí nhớ tạm thời. Do đó, nếu pagespeed chậm hơn khoảng thời gian này thì mọi sự chú ý của khách truy cập hầu như không được giữ lại. Cộng thêm sự thiếu kiên nhẫn, thất vọng và cảm giác bị bỏ rơi, khách hàng sẽ không còn muốn nán ở lại trang web hay mua hàng.Các nhà nghiên cứu của Google đề xuất để xứng đáng có mặt ở top đầu SERPs các trang nên được tối ưu hóa tốt và thời gian tải trang dưới 0,1 giây. Tuy nhiên, khi kiểm tra tốc độ trang web, thời gian tải trung bình hiện nay của các trang thường rơi vào tầm từ 3-5 giây.
Tại sao cần phải quan tâm đến tốc độ tải trang?
Các nguyên nhân cần phải kiểm tra tốc độ website có thể kể đến như là: Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng test tốc độ trang Web, Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi...đặc biệt tốc độ trang web ảnh hưởng khá lớn đến SEO. Bạn có thể xem bài viết SEO là gì để hiểu rõ hơn.
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng test tốc độ trang Web
Theo một nghiên cứu của công ty an ninh mạng Radware, 51% người dùng trực tuyến tại Mỹ cho biết họ sẽ không sẽ không muốn mua hàng nếu nếu tốc độ tải trang quá chậm và có đến 75% người dùng thiết bị di động và 55% người dùng máy tính để bàn dùng sẵn sàng ghé thăm các trang đối thủ cạnh tranh thay vì ngồi chờ 5 giây. Tốc độ tải trang chậm cũng ảnh hưởng đến việc khách hàng quay trở lại website sau này.
Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi
Khi người dùng không sẵn sàng chờ thêm một vài giây để tải trang, họ chắc chắn sẽ không tha thiết gì nội dung trong website của bạn. Theo Anthony Chavez, giám đốc quản lý dự án Google pagespeed cứ mỗi giây tăng thêm thì tỷ lệ chuyển đổi giảm 25%. Chỉ 1 giây nhưng cũng đủ làm giảm khả năng chốt sale và biến khách mua hàng trở thành khách hàng tiềm năng.
Ảnh hưởng đến khả năng hiển thị ở vị trí cao trên trang tìm kiếm
Chất lượng nội dung website vẫn là yếu tố chính nhưng tốc độ tải trang cũng là một trong những điểm được Google quan tâm khi xem xét đánh giá xếp hạng. Để cải thiện xếp hạng, cần duy trì một trang web phản hồi nhanh, trải nghiệm người dùng thân thiện trên bất kỳ trình duyệt và thiết bị nào.
Công cụ test tốc độ trang Web tin cậy nhất
Việc tìm kiếm các website để kiểm tra tốc độ thật sự của website bạn không hề khó vì chỉ cần gõ vài từ là có đầy trên internet. Tuy nhiên vấn đề là có nhiều công cụ có thể đưa số liệu không đầy đủ và chính xác, hoặc có thể bạn hiểu lầm về công dụng của nó nên có những nhận định sai, dẫn tới sai luôn trong việc đánh giá tốc độ website.
Thông thường bản thân mình không dùng một dịch vụ cố định để kiểm tra website mà sẽ thay phiên sử dụng nhiều công cụ khác nhau, vì mỗi công cụ sẽ có những đặc tính phân tích khác nhau nhằm hỗ trợ mình cấu hình website lại cho chuẩn. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công cụ kiểm tra tốc độ website thì dưới đây là danh sách các website tốt nhất để bạn có thể sử dụng.
LoadImpact (Free)
Một trong các công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí mình thích nhất đó là LoadImpact. Sở dĩ mình thích nó là vì nó có hỗ trợ kiểm tra tốc độ trên nhiều quốc gia khác nhau, rất có lợi nếu bạn đang sử dụng host quốc tế.
Phương thức kiểm tra của nó không chỉ gửi truy vấn và ghi nhận thời gian tải, mà nó sẽ gửi khoảng vài chục lượt truy cập ảo vào website cùng lúc để bạn có thể kiểm tra chính xác tốc độ có bị hạn chế nhiều hay không nếu có nhiều người truy cập đồng thời.
Nó cũng thống kê rất chi tiết về lưu lượng băng thông được phép gửi đi (chẳng hạn như 1mb/s) nên bạn có thể đánh giá được băng thông thật sự mà nhà cung cấp cho phép là bao nhiêu. test tốc độ trang Web
GTMetrix (Free)
Nếu khi nào mình cần kiểm tra xem file nào load lâu nhất trên website của mình để tối ưu nó thì công cụ cần sử dụng chính là GTMetrix. Nó là công cụ đánh giá sự tối ưu của website mà có kèm theo thống kê tốc độ trung bình của website bạn, hiện tại nó chỉ hỗ trợ test trên 2 quốc gia đó là Mỹ và Canada.
PingDoom Tool (Free)
PingDom cũng có chức năng tương tự như GTMetrix đó là kiểm tra tốc độ của website trên 2 quốc gia đó là Mỹ và Hà Lan, đồng thời thống kê chi tiết khả năng tối ưu của từng thành phần trong website như file nào nặng nhất, file nào tốn thời gian tải nhất để bạn có thể tối ưu lại.
Blitz (Trả phí) test tốc độ trang Web
Có thể cả 3 công cụ miễn phí ở trên chưa đủ đáp ứng được yêu cầu kiểm tra tốc độ của bạn thì bạn có thể ghé qua Blitz vì nó vô cùng hữu dụng và có thể cho bạn biết chính xác hiệu suất của máy chủ cũng như tốc độ website. Hình thức sử dụng là nạp credit vào và nó sẽ trừ dần theo số lần sử dụng.
Thứ nhất là nó hỗ trợ bạn test bằng lệnh command line trong môi trường UNIX nếu bạn có cài ứng dụng này lên server của bạn. Điều này rất hữu dụng để bạn tiện lợi trong việc kiểm tra mà không mất thời gian phải truy cập vô website.
Thứ hai là hiện tại nó hỗ trợ 3 kiểu test đó là:
Sprint
Kiểm tra bằng cách gửi một truy vấn vào website thông qua HTTP hoặc HTTPS, sau đó thống kê lại các tham số Header Status. Nếu sử dụng cách này, bạn sẽ không phải mất credit.
Rush
Kiểm tra bằng cách gửi nhiều truy vấn vào website cùng lúc theo kiểu tăng dần (mặc định là từ 1 truy vấn cho đến 1000 truy vấn, bạn có thể tăng thêm). Đây là phương thức rất hữu dụng để kiểm tra xem website của bạn trâu bò cỡ nào vì bạn có thể gửi tới 1000 truy vấn cùng lúc mà chỉ mất có 1 credits. Kết quả trả về bạn sẽ biết được tổng số truy vấn gửi thành công và thất bại, đồng thời bạn sẽ biết được thời gian tải trang của website là bao nhiêu khi nó nhận số lượng truy vấn khủng như vậy.
Performance
Giống như kiểu Rush nhưng nó sẽ chỉ gửi 1 truy vấn và mục đích là để xem trang của bạn load như thế nào với một người sử dụng bình thường. Nếu trên website có liên kết nào thuộc status 301 redirect nó cũng sẽ thống kê luôn. test tốc độ trang Web
Thứ ba là nó hỗ trợ bạn test theo nhiều phương thức khác nhau như GET, POST, PUT hoặc thậm chí là DELETE.
Thứ tư là nó hỗ trợ rất nhiều máy chủ ở nhiều quốc gia khác nhau, gồm Mỹ, Singapore, Nhật, Brazil, Úc và Hà Lan.
Và còn rất nhiều tính năng khác nữa để nó có thể xứng đáng là một dịch vụ trả phí.
WebPageTest (Free)
Đôi lúc mình sẽ cần kiểm tra tốc độ website trên nhiều quốc gia khác nhau và muốn kiểm tra tốc độ website của phiên bản chưa có cache và đã có cache, lúc đó mình sẽ sử dụng công cụ WebPageTest.
Chức năng của nó cũng giống như PingDom nhưng sẽ hỗ trợ nhiều quốc gia hơn, và nó sẽ tự động kiểm tra website 2 lần tương ứng với phiên bản chưa có cache và đã có cache để bạn biết được nếu có cache web mình sẽ bắn như thế nào.
COMMENTS