URL là một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình SEO Onpage, chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng website trong bảng xếp hạng SERPs.
Theo báo cáo của Backlinko về URL ngày 22-01-2020, trong 200 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google thì độ dài URL đứng vị trí 46, tiếp sau đó là đường dẫn URL, vị trí 51 là từ khoá có trong URL và sau nó là Chuỗi URL.
Vì vậy việc tối ưu URL là việc làm không thể thiếu trong suốt quá trình SEO Website bền vững. Tuy nhiên, để có thể SEO URL thành công, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về đường dẫn thoã mãn bot công cụ tìm kiếm và nhu cầu của người dùng.
URL là gì? Có ảnh hưởng như thế nào trong việc SEO Website? |
Vậy một URL chuẩn là như thế nào? Cách đặt từ khoá ra sao? Đường dẫn như thế nào sẽ thân thiện với các công cụ tìm kiếm?
Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn tất cả các vấn đề bạn đang thắc mắc bên trên. Vlink sẽ giải thích về định nghĩa URL, các yếu tố quyết định và lợi ích của việc tối ưu URL mà các công ty SEO uy tín hiện nay đang áp dụng.
1. URL là gì?
URL - viết tắt của Uniform Resource Locator, là định dạng thể hiện vị trí của một website, page hoặc một file trên Internet. Một URL được tạo thành từ nhiều thành phần và cách tạo ra một đường dẫn sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SEO Website.
Ví dụ: khi bạn nhập https://www.vlink.asia/website-chuan-seo-la-gi-30043.link. trình duyệt sẽ đưa bạn đến bài viết Website chuẩn SEO là gì? Nhưng nếu bạn chỉ nhập https://www.vlink.asia/ thì bạn sẽ được Google đưa đến trang chủ của Vlink.asia
Vậy một đường dẫn gồm có những thành phần nào? Làm sao để các công cụ tìm kiếm đưa bạn đến đúng nơi chứa bài viết đó? Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn nhé.
2. Cấu trúc URL
Như ví dụ bên trên, bạn có thể thấy một URL được tạo thành từ nhiều yếu tố khách nhau, một số là bắt buộc không thể thay đổi, một số bạn có thể thay đổi theo cá nhân.
2.1. Protocol
Protocol (giao thức mạng) là phần đầu tiên của URL, các trình duyệt sẽ dựa vào Protocol để biết mình phải sử dụng giao thức nào để hoạt động. Protocol là một phương thức được thiết lập để trao đổi hoặc truyền dữ liệu xung quanh mạng máy tính.
Các Protocol được các website sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là HTTP hoặc HTTPS - phiên bản bảo mật của HTTP.
Cấu trúc của một URL cơ bản |
Tất cả các đường dẫn của website đều yêu cầu bắt buộc phải có một trong hai giao thức, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số giao thức khác như mailto: - để mở ứng dụng thư, ftp: - xử lý việc truyền tệp, vì vậy bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy các giao thức lạ ngoài 2 Protocol phổ biến trên nhé.
Một lưu ý là Google sẽ ưu tiên hiển thị và độ tin tưởng cao hơn đối với những website có mua HTTPS, vì nó sẽ bảo mật và an toàn cho người dùng, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bạn SEO Website.
2.2. Domain Name
Domain Name (tên miền) cho biết Web Server nào đang được yêu cầu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trực tiếp địa chỉ IP để thay thế cho tên miền, nhưng vì IP ít tiện lợi và khó sử dụng hơn nên không thường được nhiều người dùng trên web.
2.3. Port
Port được xem như là cổng kỹ thuật để truy cập vào các tài nguyên trên Server, số Port thường bị bỏ qua nếu bạn đang sử dụng các Protocol tiêu chuẩn như HTTP (Port:80) và HTTPS (Port:443), ngoài ra bạn bắt buộc phải thêm số Port nếu muốn truy cập vào các tài nguyên trên web.
2.4. Path
Path là đường dẫn đến tài nguyên trên Web Server. Trong những ngày đầu của sự xuất hiện Web, một đường dẫn đại diện cho một vị trí tệp vật lý trên Web Server. Ngày nay, đường dẫn được xem là một thứ gì đó khá “trừu tượng” bởi nó được xử lý bởi các Web Server mà không cần theo nguyên tắc logic nào.
2.5. Parameter
Parameter là tham số bổ sung được cung cấp cho Web Server. Các tham số là tập hợp các bộ key/value được phân tách bằng ký tự "&". Web Server có thể sử dụng các tham số này để thực hiện các công việc bổ sung trước khi trả về tài nguyên hiển thị trên trình duyệt.
Mỗi Web Server có các quy tắc riêng về các tham số và cách duy nhất để biết một Web Server cụ thể có đang xử lý các tham số hay không là hỏi chủ sở hữu Web Server.
2.6. Anchor (hoặc Fragment)
Anchor (hoặc Fragment) là một bộ phận nằm trong phạm vi của tài nguyên. Anchor đại diện cho một loại “đánh dấu”, cung cấp cho trình duyệt các “chỉ đường” để hiển thị nội dung nằm tại vị trí “được đánh dấu” đó.
3. Phân loại URL
Hiện nay, hầu hết mọi website đều có 2 loại URL chính:
3.1. URL động:
URL động là đường dẫn được tạo tự động bởi máy chủ hoặc hệ thống quản lí nội dung, các URL tự động này thường khó nhớ, chứa các ký tự ?, =, &
3.2. URL tĩnh:
URL tĩnh là đường dẫn đã được thay đổi và tối ưu, không chứa bất bất kì ký tự đặc biệt nào, thường chứa từ khoá để phù hợp với tiêu chuẩn SEO Web.
Ví dụ: https://www.vlink.asia/dich-vu-seo-web
Ngoài ra, URL tĩnh cũng mang lại tỷ lệ Click cao hơn trên SERPs, dễ sử dụng, dễ nhớ và tăng độ tin cậy cho thương hiệu.
Đối với mỗi trang nội dung khác nhau thì bạn nên xây dựng một đường dẫn chứa từ khoá và tóm tắt được chủ đề nội dung trang đó đang đề cặp đến. URL tĩnh sẽ cho người dùng biết được nơi họ đến, thông tin họ chuẩn bị xem và các công cụ tìm kiếm cũng sẽ hiểu được nội dung từng trang cụ thể.
4. Tại sao URL lại quan trọng trong SEO?
Sau khi hiểu được cấu trúc và các loại URL thường sử dụng, vậy bạn đã biết lí do tại sao URL lại là một trong những yếu tố quan trọng trong việc SEO Website chưa? Những lợi ích nào bạn nhận được khi tối ưu đường dẫn URL?
4.1. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Mỗi URL được xây dựng tốt cung cấp thông tin, tóm tắt nội dung hoặc chủ đề chính trong bài viết cho người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu về nội dung của trang đích.
URL tối ưu hoá trải nghiệm người dùng |
Ví dụ về cách tối ưu url của bài viết về dịch vụ SEO, nguồn tham khảo từ VLINK ASIA.
Ngay cả khi Title Tag của trang này bị ẩn, thì URL mà người dùng đọc được vẫn hiểu được chủ đề mà bài viết xoay quanh.
Chú ý: Google ngày càng có xu hướng thay thế URL trong kết quả tìm kiếm bằng tên website và đường dẫn breadcrumb. Điều này thường xuất hiện trên các thiết bị di động.
4.2. Thứ hạng
URL đã được Google xác nhận là một trong những yếu tố xếp hạng trang web, nếu URL có độ liên quan đến từ khoá của một trang cụ thể và kết quả truy vấn của người dùng thì sẽ được Google đánh giá cao và tăng thứ bậc website.
Mặc dù URL có sức mạnh yếu hơn tên miền, nhưng việc sử dụng từ khóa trong URL có thể đóng vai trò như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.
4.3. Liên kết
Tóm lại, URL ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ có thể đóng vai trò là anchor text của chính nó khi được trích nguồn và chia sẻ trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác.
Đến đây, bạn cũng thấy rằng URL một trong những yếu tố cơ bản nhất của SEO Onpage và là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng vì vậy, tối ưu hóa URL là việc cần phải thực hiện. Trên thực tế, có cả một kho kiến thức cần thực hiện đằng sau việc tối ưu URL thích hợp.
Tuy nhiên bạn chỉ cần chú ý hãy chọn một đường dẫn phù hợp, ngắn gọn, tóm tắt được chủ đề bài viết, dễ hiểu và có chứa từ khoá liên quan đến từ khoá chính là ổn.
COMMENTS